Mô hình nguồn - lọc
Mô hình Nguồn-Lọc hay Source-Filter Aucostic Model là sự kết hợp của một nguồn âm thanh, ở đây là dây thanh âm và một bộ lọc tuyến tính, ở đây là khoang mũi và khoang miệng.
Trong quá trình tạo giọng nói ở người, nguồn âm là dây thanh âm, nó tạo ra âm thanh tuần hoàn khi co thắt hoặc âm thanh không theo chu kỳ (tiếng ồn trắng) khi thư giãn. Bộ lọc (buồng cộng hưởng) là phần còn lại của đường dẫn âm. Đường âm này có thể thay đổi hình dạng thông qua chuyển động của yết hầu, khoang miệng và khoang mũi. Nguồn âm tạo ra chuỗi sóng hài có biên độ khác nhau, di chuyển qua đường dẫn âm và được khuếch đại hoặc làm suy giảm để tạo ra âm thanh trong giọng nói. Bạn sẽ hiểu hơn khi xem video dưới bài.
Chuỗi sóng hài
Chuỗi sóng hài hay The Harmonic Series (còn gọi là hài âm, bồi âm) là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Sóng âm chính và các bồi âm đều gọi chung là các sóng thành phần. Những sóng hài là những sóng thành phần có tần số dao động là bội số của tần số sóng âm chính (bao gồm cả sóng âm chính).
Những nghiên cứu trên các âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát cho thấy những âm này không phải là các đơn âm (pure tone) mà chúng là tổ hợp gồm âm chính và nhiều bồi âm kết hợp vào nhau. Do đó, tùy thuộc vào nguồn phát ra âm thanh mà các sóng thành phần của bồi âm rất cụ thể, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói/hát của con người và tiếng kêu của động vật. Đoạn ghi âm này mô phỏng một chuỗi sóng hài, trong đoạn ghi âm chuỗi gồm có 16 sóng hài, 1 âm chính và 15 bồi âm.
Cộng hưởng - Resonance
”Cộng” là thêm, “cộng hưởng” hiểu nôm na là góp gạo thổi cơm chung, 2 bên gộp vô rồi cùng hưởng là một khái niệm khá quen thuộc trong ca hát. Nếu học Lý 12 bài về dao động cưỡng bức bạn sẽ thấy có nói tới trạng thái “dao động cộng hưởng”, đó là khi 2 sóng cùng tần số giao thoa nhau tạo nên biên độ cực đại. Đó cũng là nguyên lý hoạt động của cộng hưởng trong thanh nhạc.
Cộng hưởng là trạng thái mà phải sử dụng những kỹ thuật để đạt được, là trạng thái mà giọng hát phát ra được bồi đắp và hỗ trợ từ những bộ cộng hưởng.
Cộng hưởng có hai vai trò:
- Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là tạo nên âm sắc
- Thứ hai là tạo nên độ rung (vibrato). Resonance khác với Vibrato.
Các bộ cộng hưởng âm ở người gồm có: Khoang họng (Thanh hầu), ngực, khoang mũi, yết hầu, khoang miệng. Khoang miệng là hộp cộng hưởng quan trọng nhất. Chính ở đây, những sự khu biệt về cấu âm được thể hiện. Khoang miệng cùng với các bộ phận và hoạt động của nó gồm môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi (đầu lưỡi, giữa lưỡi, cuối lưỡi), lưỡi con, nắp họng tạo hình dáng và thể tích khoang miệng khác nhau, tức là tạo các hộp (khoang) cộng hưởng khác nhau, cho ta các âm thanh khác nhau. Nếu không có các hộp cộng hưởng thì dây thanh cũng giống như những dây của đàn (ghita, piano, v.v.) nếu không có hộp đàn sẽ chỉ tạo ra những âm rất nhỏ.
Vậy vai trò của cộng hưởng là gì? Bồi âm, điều chỉnh âm sắc, tạo tiếng rung.
Sau đây bạn có thể xem lại video ở bài 1 để hiểu rõ hơn về các lý thuyết này